Chuyển blog

Tình hình là vì bon chen, đua đòi nên bạn Trâm sẽ dời các bài viết sang 1 trang chính thống hơn. Blog này chưa biết sẽ “để đó” hay “đóng vĩnh viễn” nữa. Để coi, tùy hứng :).

Website chính thức với các bài viết trong trang này sẽ chuyển về http://www.nguyenmaitram.com

Hứng thú thì mọi người vào đó đọc chơi ha.

Cám ơn mọi người 🙂

[Câu chuyện tại rạp phim] – Đi coi phim cho có đi

Sở dĩ tui bảo “đi coi phim cho có đi” là bởi nhiều người chắc do đi chơi nhiều quá, riết không biết đi đâu nên đành kiếm đại 1 nơi. May mắn thay, rạp phim có nước, có bắp, có ghế êm nên ghé vào. Còn chuyện họ có trả tiền cho cái chỗ họ ngồi hay không lại là một câu chuyện khác.

Hôm bữa tui đi coi phim “Tứ đại danh bổ 3” tại CGV Crescent Mall – suất khá trễ. Mà tui thì hay ngồi hàng ghế cuối cùng để hạn chế “rủi ro”. Lúc tui mua thì nguyên hàng ghế bên trái chỗ tui ngồi chưa ai mua cả.

Phim chiếu được 1/3 thì có 2 bạn nam vào, ngồi bên trái cùng hàng. 2 bạn này là người mua vé ngay trước tui, tui biết chắc là mua phim khác. Sở dĩ tui nhớ là vì 2 bạn này không phải người Việt, hình như người Trung Quốc và đã đứng lựa phim rất lâu.

Phim chiếu được hơn 1/2 thì 1 nhóm khoảng 4-5 bạn trẻ vào tiếp, ngồi kế bên tui và lấp đầy hàng ghế trái đó, kèm theo câu nói “Thấy chưa, tao nói rồi, giờ này trễ không có ai kiểm tra đâu”. Đám này cùng 2 bạn nam kia cứ xí xô xí xào làm anh bạn tui phải đứng dậy, chỉ thẳng mặt: “Mấy đứa mới vô im lặng coi. Shut up!” (nói 2 thứ tiếng cho 2 đám cùng hiểu :D). Tụi nó im đến cuối giờ.

Phim hết, tụi tui kiếm quản lý rạp để báo là có nhóm kia hơn nửa phim mới vô, không rõ có vé hay không và gây ồn, yêu cầu rạp xem lại vấn đề này giùm. Bạn quản lý chạy ra máy kiểm tra và nói lại với tụi tui:

– Em kiểm tra trên hệ thống và thấy vé đó được rạp bán thật anh ơi.

– Anh chị nhắc vậy để tụi em biết kiểm tra vé và hạn chế chuyện này giúp anh chị. Cám ơn em.

Bạn ấy cứ nhắc lại chuyện đã xem trên hệ thống rồi (haiz….). Xong, tụi tui về.

Tui thấy 3 chuyện như vậy:

– Rạp phim nên tiếp thu ý kiến và kiếm cách giải quyết, đừng khăng khăng với khách là tụi em đã làm đúng. Vì chuyện bạn nhìn vô màn hình rồi nói như vậy không có ý nghĩa gì với tui hết – nếu như bạn đã nghe và thấy những gì tui nghe và thấy.

– Không muốn coi phim thì kiếm chỗ nào chơi đi, đừng ảnh hưởng sở thích giải trí này của người khác (cho dù phim đang chiếu có hay hay không ~~~)

– Sao rạp không từ chối bán vé khi phim đã chiếu (chót chét lắm) là 1/3 thời gian ta? Mất nhiêu đó rồi coi có hiểu gì đâu.

Dễ dãi

Tui viết về sự dễ dãi, tại dạo này tui thấy chuyện gì cũng do dễ dãi mà nên.

Gần đây, tui nghe rất nhiều than phiền về dịch vụ. VietJet Air dời, hủy chuyến liên tục – người tiêu dùng không biết làm gì cho bõ tức và bù đắp những thiệt hại đi kèm. Bảo hành của N nói chuyện vô trách nhiệm, người tiêu dùng chỉ có 2 cách “chấp nhận hoặc bỏ đi”, đi ăn/ uống thấy đồ ăn/ uống có vấn đề thì xuề xòa bỏ qua, đem lộn món thì chấp nhận ăn đại … Có nhiều lý do để cư xử như vậy, nào là thôi “dĩ hòa vi quý”,  thấp cổ bé họng có làm được gì đâu, sợ nó trả thù v.v… rồi đâm ra dễ dãi.

Càng ngày, tui càng thấy dễ dãi nó gây ra hậu quả nghiêm trọng. Dễ dãi nên mấy thằng làm ăn buôn bán, hay nói đao to búa lớn là “doanh nghiệp” nó ăn trên ngồi trốc, nó tưởng tiền dễ kiếm nên cứ “lệ cũ” mà làm . Vì dễ dãi mà chúng ta chấp nhận ăn/ uống đồ mà mình không thích. Dễ dãi nên một đống đám dân tự kỉ ám thị “hãng nào cũng delay, mua giá rẻ phải chịu” (ngu quá, người ta rẻ là do người ta cắt 1 số chi phí như ăn, uống, thuê sân bãi v.v… chứ dek có giống nào rẻ mà cắt uy tín, treo đầu dê bán thịt chó, lừa đảo khách hàng như thằng VietJetAir – xin lỗi, tui dùng blog để trả thù riêng ^^) –> cứ thế, người tiêu dùng phải tiếp tục sống trong đống bầy hầy mà đám làm dịch vụ mang lại.

Hoặc nói trắng trợn hơn là dân ngu, và tui cũng ngu. Có bị rơi vào sự tréo ngoe do dịch vụ dỏm đem lại thì cũng chửi đổng rồi thôi. Có ai nghĩ đến chuyện khiếu kiện, khiếu nại đâu – phần là không biết đến chuyện đó, phần là không biết luật, phần là ngại khó ngại khổ. Tui đi khiếu nại cơ quan nhà nước 1 lần rồi tui biết… khổ lắm… luật chồng chéo và rất bảo vệ nhà nước. Nhưng tui hy vọng nó ko đến nỗi bảo vệ doanh nghiệp làm càng – cái này tui lại ngu, không biết chắc nè. Nếu thật vậy chắc tui kiếm đường bỏ xứ mà đi sớm. À, quay lại chuyện kiện tụi doanh nghiệp, ai bước vào còn đường này là phải chuẩn bị tinh thần vừa bị tốn tiền, vừa tốn thời gian, mà mình cũng không nắm rõ luật nên mới bắt đầu đã ngại “châu chấu đá xe”. Mới nghĩ đến đó mà đã muốn buông súng ~~~. Mà loanh quanh 1 hồi thì cũng do ngu, tui nhắc lại.

Túm quần là tui chán, tui chán tất cả mọi thứ xung quanh khi mà ngày ngày tui phải đối mặt bao nhiều kiểu dịch vụ như “sh!t” mà không làm gì được vì nó vẫn sống phây phây. Vì thế gần đây tui trở nên khó khăn (thật ra cũng chỉ là ráng ngoi ngóp nhoi lên thở tí rồi lại chui xuống bùn): người ta đem lộn đồ ăn, tui bắt đổi, mặc kệ nhìn mấy em rất tội; lỡ book chỗ của VJA vào tháng 10 thì tui cũng quyết bỏ đi; làm ăn sống nhăn thì tui ko ủng hộ nữa v.v… tui hy vọng là nhiều người cũng vậy để kiểu làm ăn “cùi bắp” đó chết cho rồi, đừng tiếc “rẻ”. Còn biện pháp giải quyết cao nhất là khiếu kiện là tui chưa làm, dù tui vẫn tin tưởng đó là cách tốt nhất – nói đi nói lại mình vẫn là đứa cương quyết  nửa mùa, dạy đời nửa mùa (trời ơi!)

Thôi, mọi người đọc chơi cho vui~

[Câu chuyện tại rạp phim] – Ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo

Tui nghĩ là mình dùng từ hơi thậm xưng cho những cái tiêu đề. Nhưng mà ai đọc vô thông cảm nha, đó là những gì tui nghĩ đến khi gặp những “đặc sản” tại rạp phim.

Ở phần trước (Đôi khi đẹp là một cái tội), tui nhắc về những bạn gái tỏ vẻ sành điệu, thì ở phần này tui lại nhắc đến những bạn trai dũng mãnh, luôn cố ra tay bảo vệ bạn gái và sỉ diện của mình nhưng thực chất chỉ là càng làm càng lòi cái thiếu học thức của mình ra.

Câu chuyện 1: Tui đi xem phim. Khi bộ phim bắt đầu chiếu được vài phút thì 1 cặp kế bên tui bắt đầu léo nhéo. Anh bạn tui nhắc nhở “Nói chuyện thì ra quán café nha, ở đây là rạp phim”. Cặp đó im, sau đó nói tiếp. Anh bạn tui nhắc tiếp thì thằng bạn trai bắt đầu sừng cồ lên.

Thằng đó: “Anh thì có hơn gì? Anh chị đang ngồi chỗ của tui mà tui còn chưa nói đó nha.”

Anh bạn tui: “Anh ngồi kế số mấy, đưa vé ra đây, đây là hàng … ”

Thằng đó đưa vé ra: “Nè, vé tui nè, anh chị ngồi sai nè.”

Anh bạn tui: “Anh coi kĩ lại hàng ghế đi, còn không tui đi ra mời quản lý rạp vào giải quyết.”

Xong ảnh đi ra kiếm quản lý rạp, thằng bạn trai và con bạn lật đật cụp đuôi, bỏ đi lên hàng phía trên mà ngồi, vội vã đến nỗi bỏ quên cả bịch bánh. Đây là thứ ít học, thấy ghế trống là ngồi chứ không biết coi hàng coi số, xong nghe đến “quản lý” là sợ sệt co giò bỏ chạy. Tui khinh.

Câu chuyện 2: Tui đi xem phim. Bộ phim cũng chiếu được 1 thời gian thì cặp ngồi bên bắt đầu lập “hội cây bàng”. Lâu lâu nói, lâu lâu lấy tình tiết phim ra “cảm thán”. Anh bạn tui lại nhắc nhở: “Đây là rạp phim, anh chị muốn nói chuyện thì ra quán café nha”. Xong thằng con trai vì muốn bảo vệ bạn gái mình (nhân vật chính – chuyên nói) mà đập lại 1 câu, ta nói … haiz …:

– Anh đi coi phim, anh không nói là quyền của anh. Còn tui muốn nói là quyền của tui. Anh muốn im thì im đi, tui muốn thì tui nói.

Biết là không thương lượng được với loại thất học này, tụi tui im, dự là nếu nó nói tiếp thì về cho khoẻ người. May mắn là sau đó, cặp ấy đã im lặng hơn. Chắc thuộc loại biết sai mà chống chế. Thôi thì … âu cũng là một điều tốt.

Tui nghĩ, một trong những việc giúp tui đánh giá 1 người bạn trai là dẫn người đó đi coi phim. Chứ dẫn mấy người như trên chung đi là tui đeo mặt nạ luôn á  😀

Tóm lại, khi đi coi phim các bạn nên:

– Không hàn huyên tâm sự khi người khác đang coi phim

– Biết đọc hàng ghế – số ghế

– Ngồi đúng hàng ghế – số ghế

– Đừng cố chống chế khi mình sai rành rành

[Câu chuyện tại rạp phim] – Đôi khi đẹp là một cái tội

“Ông trời công bằng lắm. Chúng ta không thể yêu cầu một cô gái vừa đẹp, vừa phải thông minh”

Tui nghĩ thông minh bao gồm cả việc biết mình đang làm gì và nói gì, chứ không cần phải tinh thông kinh sử, cầm kỳ thi hoạ. Đẹp là cái tội, vì:

– Họ làm tình làm tội tui

– Họ làm tình làm tội người đi cùng.

– Họ tội … nghiệp vì kém thông minh.

1. Tui đang đứng xếp hàng mua nước trước khi vào rạp phim thì nghe văng vẳng bên tai “Trời, sao anh quê quá vậy. Lần đầu anh đi xem phim hả?”. Ngó qua thì một cô gái tóc dài, váy ngắn, nhìn cũng được, đang đi cùng 1 anh chàng hơi nhỏ con, cao ngang cô ấy. Tiếng nói của cổ ngày càng rõ, chứng tỏ đang đi về phía tui đứng.Tui vừa mua xong, cô – gái – không – quê – mùa tót ngay vào, bất chấp phía sau có bao nhiêu người đang đứng xếp hàng.

Haiz… làm tui cứ nghĩ sẽ gặp được 1 cô gái hiện đại dắt bạn trai đi “giải ngố”, rồi một cuộc tình lâm li bi đát kiểu “cô gái thành phố vượt mọi khó khăn quen anh chàng tỉnh lẻ” diễn ra. Ai dè cổ cũng cư xử “quê” y như lời cô nói. Tui nghĩ cổ bị “há miệng mắc quai” mà bản thân cổ cũng không biết.

Đau đớn thay!!!

2. Tui đang đứng xếp hàng mua nước (nữa), cũng vài người đứng phía sau (nữa). Lại một cặp nam – nữ tiến lại. Bạn nữ xà nẹo xà nẹo, quay qua quay lại đụng tui bụp bụp không thương tiếc. Bạn nam nói mấy thứ tiếng gì đó, khoe cái gì “ở bển” á, rồi ra hiệu kêu nhân việc phục vụ lại hỏi giá và hỏi cái này cái kia, bất chấp họ đang phục vụ cho lượt khách mua đồ (là tui).

Bạn trai tui :

– Ủa, ở Mỹ không có xếp hàng hả?

Im 1 lúc. Bạn trai không nói gì, nhưng nhỏ con gái bị quê nên lên tiếng đốp lại hòng chữa cháy:

– Lại tủ coi đồ thôi anh, chứ đã mua gì đâu?

Bạn trai tui cười cười:

– Ờ, vậy hả? Vậy xếp hàng đi ha.

Mà bạn gái này vui lắm, vừa nói vừa tiếp tục ẹo qua ẹo lại, chắc ý mún khoe tóc dài, mông to và khoe túi xách với tui (tại đụng tui hoài mà tui không mảy may quay lại dòm thứ người này, vì thế cô ấy làm tới chăng?).

Rồi tụi tui bỏ đi vì cũng đã mua xong. Không biết số phận họ ra sao. Nói nào ngay, cũng 1 phần do nhân viên rạp, họ chưa biết cần ưu tiên khách nào mà rất dễ dàng bị xao nhãng ~~~

Túm lại, mấy bạn nam có thể mê gái, nhưng đừng mê loại gái làm mất mặt mình, càng đừng mê loại gái tỏ ra sành điệu thanh cao mà cư xử như thứ vô học, chỉ bị gái xấu xí như tui ghen ghét, chửi rủa mà thôi ^^

P.S: giọng mình kể chuyện có vẻ đanh đá, chua ngoa và ghen tị với sắc đẹp của người ta quá! Thôi kệ ^^

Lời nói cuối cùng

Nhiều khi tự hỏi “Thật sự có công lý hay không? Hay công lý chỉ nằm ở 2 chữ TIỀN và QUYỀN” ?

Bien Xanh Dau: “Sáng nay em đi mà quên uống ly cà phê sữa đá!” (17:26 ngày 05.03.2014)

(Một đêm thức trắng, 26-11-2013)

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Thưa Đại diện VKSND TpHcm,

Trong lời nói cuối cùng, trước hết tôi xin chân thành cám ơn Quý Toà và Luật sư Phan Trung Hoài – người đã tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi hơn 5 năm qua, nhất là quãng thời gian bị tạm giam trong giai đoạn điều tra và nay tại phiên Toà, đã tạo điều kiện cho tôi được trình bày những lý lẽ và bằng chứng cho thấy việc quy buộc tội danh tham ô tài sản và lạm dụng tín nhiệm là chưa bảo đảm căn cứ pháp lý.

Tôi đã hy vọng rất nhiều từ kết quả thẩm tra công khai tại phiên toà này, sẽ giúp cho HĐXX hiểu rõ hơn vì sao Tôi bị bắt và Vụ án đươc Khởi tố bắt nguồn từ một lá Đơn tố cáo thiếu trung thực, đổ vấy tội trạng lên đầu tôi.

Sau khi nghe bản luận tội và đề nghị mức án của Vị đại diện VKS, tôi vô cùng hoang mang và thật sự bị sốc, vì dường như nhiều vấn đề cốt lõi đươc HĐXX thận trọng kiểm tra tại phiên toà, đã chưa được Đại diện VKS xem xét và ghi nhận và việc Giám định tài chính chỉ xem xét từng vụ việc chưa Giám định tài chính tổng quát nguồn vốn thất thoát từ đâu?

Những điều cần trình bày về những chứng cứ, chứng minh tôi không chiếm đoạt tài sản của Nhà nước đã được LS của tôi trình bày rất rõ ràng tại phiên toà.

Tôi chỉ suy nghĩ mãi vì sao đến tận bây giờ Đại diện cuả Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, những cơ quan quản lý có trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước lại từ chối dứt khoát tư cách Nguyên đơn dân sự của mình, bỏ mặc cho cuộc tranh cãi về việc “Nhà nước có bị thiệt hại hay không?” đi vào ngõ cụt…

Trong khi đó, các số liệu và diến giãi đã chứng minh Vốn nhà nước trong Cty Vifon không chỉ được bảo toàn, mà còn tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại những giá trị và lợi ich đích thực từ thương hiệu VIFON, một thương hiệu đã vượt qua biết bao sống gió hơn 38 năm qua.

Tại phiên toà này, Tôi thừa nhận mình đã có lỗi và sai phạm, vì nghe theo chỉ đạo của Lãnh đạo, mà hạch toán không đúng với sổ sách chứng từ, vi phạm nguyên tắc chế độ tài chính kế toán mà nhà nước quy định.

Lỗi của tôi còn lớn hơn vì đã quá tin vào sự chân thật con người, để đến mức ngu dại nhận tiền từ thủ quỹ, đưa lại cho lãnh đạo mà không cố gắng quyết lấy bằng được chứng từ hoặc có nhân chứng xác thực. Trong điều kiện hiện nay, tôi thực sự ở hoàn cảnh “Tình ngay-Lý gian” như mọi người thường nói.

Điều tôi muốn trình bày với HĐXX và Đại diện VKS chính là

Tôi đã coi VIFON như ngôi nhà thứ hai của mình, nơi tôi để lại toàn bộ tuổi thanh xuân đói nghèo lam lũ, khi vào tiếp quản một nhà máy hoang tàn (5-1975). Tôi đã cùng với từng Cán Bộ, công nhân VIFON xây dựng nó trở thành một thương hiệu mạnh, một tập thể gắn bó với 2000 con người.

Từ một công nhân nỗ lực phấn đấu và được bồi dưỡng, đào tạo, từng bước trưởng thành, VIFON là nơi gắn bó máu thịt của tôi.

Thật cay đắng, thật oan khuất, khi tôi phải đứng đây, sau những gì mà tôi đã cống hiến và đã yêu thương ngôi nhà thứ hai này.

Hơn nữa với một cơ chế, với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thiết chế kiểm tra, giám sát chặt chẻ của Nhà nước, mà hằng năm Cty Vifon luôn luôn thực hiện nghiêm túc Quyết toán tài chính của một Công ty Kiểm toán độc lập và Quyết toán Thuế thu nhập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Ngân sách đối với nhà nước.

Thì làm sao tôi có thể một mình tự tung tự tác quyết định mọi việc, trong khi tôi chỉ là một phó Tổng? Không chỉ mang hết tâm trí, tình cảm mà còn gắn bó với Vifon bằng những giá trị cổ phiếu mà cả gia đình tôi tích cóp được như bao người lao động khác.

Tự trong trái tim mình, tôi không bao giờ có ý thức chiếm đoạt tài sản mà mình là một phần máu thịt ở trong đó, huống hồ hiện nay cả tài sản hơn 12 tỷ đồng gồm cổ tức, kỳ phiếu, huy động vốn và lãi phát sinh đã được Tòa Án Phúc Thẩm Tối Cao ghi nhận “buộc Công ty Cố phần Vifon phải trả cho gia đình chúng tôi” mà trước khi công ty tố tôi số tiền này Cty CP Vifon đang nắm giữ.

Kính thưa HĐXX, Thưa Đại diện VKSTC

Tôi kính Đề nghị Quý Tòa xem xét đến nhân thân của Tôi, trong suốt thời gian làm việc tại Cty VIFON hơn 32 năm, như Cty VIFON đã trình bày những Huân chương,Huy chương, Bằng khen thành tích là cho tập thể CBCNV là thành quả lao động của Công ty trong đó có phần không nhỏ của cá nhân tôi (như Huy chương của Bộ Công nghiệp, Bộ y Tế, Cục Thuế TP HCM, và giấy khen, bằng khen của Cty Vifon, của UBND TPHCM quận, phường nơi tôi cư trú).

Đứng trước và mong chờ đậc ân là Sự Công Tâm của HĐXX nhầm định đoạt số phận của tôi. Tôi bỗng nhớ một ngày vào tháng 5/1975 khi tôi còn là một cô gái 20 tuổi yếu ớt, nặng chưa đầy 40 ký, mag theo bao nhiêu hy vọng sau ngày đất nước giải phóng, được tuyển dụng vào làm công nhân phân xưởng mì của nhà máy Bột ngọt Tân Bình nay là Cty Cổ phần Kỷ nghệ thực phẩm Việt nam ( VIFON ). Tôi nhớ mình đã từng đạp xe từ nhà đến bến chờ xe đưa rước công nhân, có những khi phải đi xe ôm hối hả cho kịp làm ca đêm. Bên trong tiếng máy ầm ào, nhưng bên ngoài, cả một màn đêm lạnh lẽo, máy móc xưa cũ, cơ chế bao cấp trói buộc, nhưng tập thể lãnh đạo và công nhân nhà máy từng bước vượt qua những áp lưc của khủng hoảng kinh tế – tài chính, đã gầy dựng nên thương hiệu VIFON đứng vững trên thị trường như ngày nay.

Thật đau xót, hôm nay tại phiên tòa này, Tôi, ông Bi, và cả tập thể CBCNV ngồi hàng dưới theo dõi phiên tòa không ngờ răng lời tự thú của ông Nguyễn Văn Bên là phó TGĐ rồi Tổng Giám Đốc ( Bà Đàm Tú Liên Kế toán trưởng) đã làm Đơn tố cáo bịa đặt Cty cp VIFON thất thoát 43 tỷ và củng chính ông Bên và bà Liên là người đem đi nộp 43 tỷ đồng cho Cơ quan Điều tra. Cũng vì nguồn thông tin vô cớ một bước ngoặc cuối đời nghỉ hưu sau 32 năm cống hiến và nay lại nhận luận tội và mức án hơn 30 năm. Thật đau xót..

Tôi nhớ, nằm trong bốn bức tường trong trại giam, thỉnh thoảng tôi đã nghỉ đến cái chết, Tôi có đọc đâu đó rằng chết không phải là đối nghịch với sự sống mà Chính là một phần của sự sống.

Trong tuyệt vọng, khi những cơn mưa mang hơi ẩm ướt chỖ nằm trong trại tạm giam, tôi nhớ lại những ngày tôi đã từng chờ đợi hăng đêm bước chân người yêu ( nay là chồng tôi) đến đón khi tan ca, để nuôi dưỡng hy vọng được sống đến ngày hôm nay, được trình bày tất cả nỗi lòng oan ức của mình, và chờ đợi quyết định công minh, thể hiện LÒNG NHÂN từ phía các Cơ quan tiến hành tố tụng trước bản chất sự thật của vụ án và những gì tôi đã nếm trải những ngày qua.

Kính mong HĐXX và mọi người hãy thấu hiểu Bản chất thật sự của Vụ án để có đường lối xử lý phù hợp quy định của Pháp luật đối với tôi. Hạnh phúc của gia đình, số phận của tôi, các con tôi, của đứa cháu ngoại đầu tiên, đang chờ đợi sự phán xử công minh của Hội đồng Xét xử.

Tôi xin trân trọng cám ơn.

Bc NGUYỄN THANH HUYỀN

Câu chuyện tại rạp phim – Lời mở đầu

Hôm bữa, tui có cho đăng 1 cái status trên Facebook, nội dung gồm 2 phần:

1. Nhận xét sơ về phim Quả Tim Máu vừa xem.

2. Than phiền về mấy bạn ngồi trong rạp.

Hầu hết các bình luận trong status này đều chủ ý ủng hộ và chia sẻ nỗi khổ về mấy  bạn “gây rối” ngồi cùng rạp. Tui phát hiện rằng, bên cạnh các tranh luận về OS trong thiết bị di động, thương hiệu máy chụp hình, phân biệt vùng miền, bói toán … thì sự bực mình khi đi xem phim tại Việt Nam cũng là 1 đề tài bất tận – đụng trúng là “tràng giang đại hải” chuyện để nói. (Mà kì lắm nha … xung quanh tui ai cũng khổ tâm dữ dội lắm, thế nhân vật nào là người gây ra những nỗi khổ tâm đó ta?)

Tui bỗng chợt nảy ra ý định sẽ viết lại các câu chuyện tui gặp phải tại rạp phim, mai mốt gom gom lại chắc đủ thành 1 bài “How to dumb a boy/ a girl after your 1st date at cinema?” (Dịch đại khái: Làm cách nào để người khác giới không bao giờ có ý định toòng teng với bạn sau ngày hẹn hò đầu tiên tại rạp phim). Lý do cho cái tựa đề này là vì tui có 1 lời thề độc: nếu ai đó tui đang tìm hiểu hay muốn tìm hiểu tui, tui sẽ mời đi xem phim; nếu cái bữa xem phim đó quá kinh khủng khiếp thì tui sẽ không bao giờ có ý định gặp lại lần 2 – bởi vì tui không thích mang tiếng rằng vì quá ế nên kiếm đại 1 người vô văn hoá mà vơ lấy.

Lời mở đầu đã xong, từng câu chuyện sẽ được cập nhật để bạn bè đọc chơi cho biết thế giới rất muôn màu, có nhiều trường hợp bạn không thể hình dung ra được đâu 😀

Sai

Tui có một thái độ sống như vầy: cái gì mình đang làm sai thì không có quyền phê phán người khác nếu họ cũng làm như vậy.

Tui thấy cái này nó đúng mà ta, nó cũng rất đơn giản và dễ hiểu, mà hình như nhiều người không chấp nhận chuyện đó. Ví dụ nha:

– Bạn chấp nhận việc chạy xe ngược chiều thì không có quyền cự nự khi bị tông bởi 1 người ngược chiều khác và chửi bới họ là chạy ẩu thế này thế kia. Tại bạn là người đang chấp nhận và tiếp tay cho việc chạy ẩu đó.

– Bạn vượt đèn đỏ, xả rác, leo lề, chen lấn thì không có quyền mở miệng phê phán “bởi vậy, người VN thế này thế kia”. Bất chấp hoàn cảnh của bạn khi bạn đang làm “điều cấm” là gì, vượt đèn đỏ là sai, xả rác là sai, leo lể, chen lấn là sai. Bạn dễ dãi cho mình “phạm luật” thì sao lại lên tiếng phê phán người khác? Chờ 30 giây, 1 phút ở một cái đèn đỏ không quá lâu. Không có thùng rác thì bỏ vào giỏ xách hay kẹp lên xe. Đường đông thì ráng đứng đợi, cả mớ người leo lề để lối xe đi kẹt, mà lối cho người đi bộ cũng kẹt, vì cái lợi của mình là gây hại cho người khác, đáng không? Người đông, mình đến sau thì xếp hàng, ai ai cũng chen lấn thì cái sự xếp hàng nó càng lâu hơn, càng không có “tôn ti trật tự gì hết”.

Bạn tui nói cái này, tui thấy đúng: người Việt mình “dễ dãi” nhiều thứ. Dễ dãi nhất chính là dễ dãi với bản thân mình, chấp nhận cái sai của mình và thích chê bai cái sai của người khác. Đừng đổ lỗi hoàn cảnh khi mình làm sai, và càng không nên ngồi sỉ vả người khác về một lỗi mà chính bạn cũng phạm phải. Một khi bạn trong sạch, bạn tuân thủ mọi thứ thì bạn mới có quyền lên tiếng chê bai người khác. Tui càng nghĩ càng thấy thái độ sống của mình là đúng (^^”), bởi vì tui cũng thích chê bai người khác lắm, và mỗi lần định lên tiếng chê bai tui lại tự hỏi bản thân “Mình có như vậy không?”…

– Nếu tui không làm vậy, tui lên tiếng liền ^^.

– Nếu tui cũng đã và đang làm sai như thế, tui im vì tui sợ đau – ko thích vừa tự cắn lưỡi vừa tự tát vào mặt mình; sau đó tui sẽ ráng không làm điều sai quấy đó nữa cho đến khi nó thành 1 nếp sống của bản thân. Mai mốt gặp ai như thế, tui sẽ hả hê mà chê bai dè bỉu (ghi đến đây phát hiện mình đanh đá ghê :D).

Tui luôn tự nhủ như vậy để tự rèn bản thân mình sống có qui tắc. Nói thế không có nghĩa tui làm gì cũng đúng, tui đang sai nhiều thứ lắm. Ví dụ: xài Win không bản quyền nên tui ngậm ngùi mắc cỡ khi ai đó chê VN chuyên xài đồ lậu (T.T) ; tui lười biếng đọc sách nên im lặng khi ai đó bảo “giới trẻ giờ không biết tự trau dồi kiến thức” v.v … Còn nhiều, nhiều lắm, nhất thời tui nhớ ko ra :D.

Hồi đó, tui vào facebook của một anh bạn, anh ấy chia sẻ một bài báo, nội dung bài viết nhằm phản ánh nhân viên hàng không đã có thái độ “đe doạ” không cho hành khách lên máy bay vì … CMND của anh ta hết hạn. Tui bình luận: “Đã quên CNMD, người ta không cho lên máy bay là đúng, còn đi năn nỉ thì người ta phải nói nặng. Nhân viên hàng không đó không sai. Anh kia đã làm sai mà còn bày đặt viết báo lên tiếng  thế này thế kia”. Và không hiểu vì sao tui lại vấp phải cái phản đối “Tội nghiệp người Việt Nam, một khi đã làm sai thì mất hết quyền con người”. Tui biết tui không thương lượng được với mấy anh chị này rồi, cách sống của mấy anh chị đó thật kì lạ (đối với tui). Thế là tui im lặng đi ra.

Vậy đó, đơn giản và dễ hiểu:

– Mình đã sai thì mình không có quyền phê phán người ta sai.

– Muốn phê phán người ta, mình phải làm đúng trước hết và tự rèn mình sống cho đúng đã.

Đời còn dài, việc học và rèn bản thân còn dài. Ráng… ráng … ai ráng được thì ráng với tui nha, cho tui bớt lạc lõng 🙂

Tài trợ

Thời gian gần đây, tui thấy chuyện làm từ thiện/ tài trợ của cá nhân/ doanh nghiệp sao nó “nhiễu nhương” quá, không phải lùm xùm chỗ cá nhân/ doanh nghiệp đi tài trợ mà ở mấy kẻ ăn không ngồi rồi nói như đúng rồi – nhìn người khác đi tài trợ thì khen có, thần tượng có, chửi rủa có, ghen ghét, lên mặt chơi 1 bài giảng đạo đức cũng có. Khen thì coi như trái đất thanh bình – chưa kể còn kêu gọi được thêm 1 số người làm chung, nhưng chê làm chi rồi người này 1 tiếng, người kia 1 tiếng, dẫn đến dân tình xúm lại cãi nhau …

Câu hỏi là “CHI VẬY? RẢNH QUÁ HA!” … sao rảnh rỗi nhúng mỏ vô phê phán việc người ta giúp đỡ người nghèo vậy? Người ta giúp thật thì sao? Mà vì mục đích cá nhân thì sao?

Người nhận tài trợ muốn gì? Họ muốn tiền, quần, áo, đồ ăn, mắm muối, tiêu, đường…

Người tài trợ muốn gì? Muốn giúp đỡ thật tâm, muốn quảng bá, muốn lên báo, muốn nổi tiếng…

Ai cũng có cái mình muốn, rõ ràng là một cuộc giao dịch win-win. Người ta bỏ tiền ra rồi người ta muốn lên báo thì mặc xác người ta đi. Cuối cùng thì người nghèo cũng được giúp đỡ một phần rồi mà, đúng không? Nói này nói kia, vừa không lợi mình, cũng chả hại được ai :D.

Hồi tui còn học đại học, tui cũng có làm mấy chương trình từ thiện này nọ (chủ yếu là cho con nít), tui có thấy người lớn bỏ tiền ra rồi muốn đi tặng quà, muốn chụp hình, muốn đem đi khoe. Tui nhìn cũng ghét lắm chứ, nghĩ là sao họ làm từ thiện mà khoe quá vậy? Nhưng song song đó, tui cũng thấy mấy đứa bé vui mừng vì có quà, vì có người chơi chung. Từ đó tui mới phát hiện đây là việc làm mà ai cũng vui, ai cũng có cái lợi, ko ai thiệt thòi. Vì thế, nếu bạn nhìn người/ doanh nghiệp nào làm từ thiện, nếu không giúp chung thì thôi, đừng lên tiếng “thanh cao” làm gì cho mệt không biết ^^ …

Nói chuyện kế toán tí (nhớ mang máng, nếu tui nói sai sửa giùm nha ^^): Hồi đó tui học kế toán, phần chi phí tài trợ thường là chi phí không hợp lý, tức đây là chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu Thuế. Điều này để tránh doanh nghiệp đi tài trợ cho đã, rồi đưa chi phí này vào chi phí quảng bá (chi phí hợp lý) để có lợi về thuế sau này. Cho nên thực chất, việc tài trợ cho mấy chương trình Trung Thu, năm mới, Tết thiếu nhi cho người nghèo, cho thiếu nhi… thì cũng là lấy lợi nhuận của cả công ty, chia sẻ cho người nghèo (cả công ty cùng làm trách nhiệm xã hội, hehehe…). Bao nhiêu công ty làm nghiệp vụ kế toán đúng như dzị, tui ko biết ^^.

* Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

(…)

Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quá thiên thai, làm nhà đại đoàn kết, nhà nghĩa tình, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của Pháp Luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà Nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn;

(…)

Theo (Luật số: 32/2013/QH13)